Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng các sản phẩm dạng quét, phun
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là công việc rất quan trọng. Bởi việc thực hiện chống thấm nhà vệ sinh đúng quy trình quyết định đến thẩm mỹ và chất lượng công trình.
Trên thực tế, có rất nhiều nhà do không thực hiện đúng quy trình chống thấm nhà vệ sinh làm bị thấm, dẫn tới thấm tường, ẩm mốc nhà, ảnh hưởng kết cấu ngôi nhà, khi sửa chữa chống thấm phải tháo dỡ các thiết bị vệ sinh, bồn tắm, đục nền, chính vì thế chi phí sửa chữa rất tốn kém, ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình.
Vì vậy quy trình chống thấm nhà vệ sinh cần được chú trọng ngay từ khi nhà mới xây để độ bền chống thấm được từ 10 đến vài chục năm. Chống thấm nhà vệ sinh bằng các sản phẩm dạng quét, phun đang được rất nhiều các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tin dùng. Dưới đây là những gợi ý về quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng các sản phẩm dạng quét, phun.
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng các sản phẩm dạng quét, phun
Bước 1: Bão hòa nước và bo góc chân tường
Áp dụng cách chống thấm nhà vệ sinh bằng các sản phẩm dạng quét, phun cần lưu ý, trước khi thi công các sản phẩm dạng quét, nên bão hòa nước để tránh bê tông háo nước dân đến tình trạng vật liệu chống thấm sẽ không thấm sâu vào bê tông tạo liên kết. Tuy nhiên, tránh để đọng nước trên bề mặt bê tông. Xem thêm: Chống thấm tầng hầm
Bo góc chân tường bằng xi măng cát vàng + Sika Latex.
Quét lớp chống thấm mỏng và dán lưới thủy tinh bo góc với bệ rộng lưới từ 10 – 15cm.
Bước 2: Thi công chống thấm
Nên thi công từ 2-3 lớp để đảm bảo phủ kín bề mặt cần chống thấm.
Quét các lớp chống thấm vuông góc nhau theo chiều từ trên xuống dưới, lớp sau được quét sau khi lớp trước khô mặt.
Độ dày trung bình của mỗi lớp là 1mm. Liều lượng sử dụng cho mỗi lớp là 1 – 2kg.
Những lưu ý trong quy trình chống thấm nhà vệ sinh
Khi áp dụng cách chống thấm nhà vệ sinh bằng phương pháp này cần lưu ý:
Các sản phẩm gốc xi măng cần bảo dưỡng tốt để đảm bảo vật liệu được ninh kết hết và tạo được sự kết dính tốt với bề mặt cần chống thấm cũng như tạo ra lớp màng đặc chắc.
Không nên trộn quá nhiều vật liệu cùng một lúc để tránh việc thi công không kịp
Khi cần sơn hoàn thiện bề mặt thì nên phủ thêm lớp vữa bảo vệ (ximăng+cát) lên bề mặt lớp chống thấm.
Lưu ý: Trước khi thực hiện chống thấm nhà vệ sinh bằng các sản phẩm dạng quét, phun cần đảm bảo bề mặt sàn vệ sinh. Đầu tiên, cần tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần, nước đọng…
Các khuyết tật của bê tông như hốc bọng, lỗ rỗ… không nên tô trét vữa ximăng che phủ trước khi thi công xử lý chống thấm. Xem thêm: chống thấm sàn mái
Đục và dùng máy cắt hay gió đá cắt các râu thép dư trên sàn bê tông cho sâu tối thiểu 2cm so với mặt bê tông.
Các đường ống cấp thoát nước xuyên bê tông hay hộp kỹ thuật nên được định vị và lắp đặt hoàn tất bằng trám vữa hay bê tông tối thiểu ½ bề dày bê tông. Các hộp kỹ thuật trong các khu vệ sinh (nếu có) và tường bao nên được xây và tô trát vữa ximăng cao tối thiểu 30 cm để gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông.
Trên đây là quy trình chống thấm nhà vệ sinh đem lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp muốn chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả cần lựa chọn các sản phẩm và đơn vị chống thấm uy tín.
LIÊN HỆ CHỐNG THẤM MINH LONG
- Địa chỉ: Tổ 7 Khu 8, p.Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh
- Điện thoại: 0979221668
- Email: Thudanlion@gmail.com
Trả lời